PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẨM GIÀNG
TRƯỜNG TIỂU HỌC CẨM PHÚC
Video hướng dẫn Đăng nhập

TUYÊN TRUYỀN
CÁC DI TÍCH XẾP HẠNG QUỐC GIA ĐẶC BIỆT; HUYỆN ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI VÀ ĐÓN NHẬN HUÂN CHƯƠNG LAO ĐỘNG HẠNG NHẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CẨM GIÀNG, TỈNH HẢI DƯƠNG

 

          Thực hiện theo công văn số hướng dẫn số 65/HD-BTGHU ngày 26/11/2018 cuả Ban tuyên giáo huyện ủy, trường Tiểu học Cẩm Phúc đã thực hiện tuyên truyền sâu rộng trong  học sinh và nhân dân về các di tích xếp hạng Quốc gia đặc biệt; huyện đạt nông thôn mới và đón nhận huân chương lao động hạng nhất. Giáo viên thực hiện dạy lồng ghép trong các tiết học Sinh hoạt, Đoàn đội tuyên truyền vào các tiết chào cờ đầu tuần và trong các chương trình phát thanh măng non… Nội dung tuyên truyền xoay quanh các vấn đề chính như sau:

I. SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN HUYỆN CẨM GIÀNG

          Cẩm Giàng là vùng đất hình thành từ rất sớm trong lịch sử, thuộc đồng bằng châu thổ Bắc bộ, có vị trí chiến lược quan trọng trong các thời kỳ lịch sử trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội, an ninh, quốc phòng.

          Thời nhà Đường đô hộ nước ta (618-937), Cẩm Giàng có tên là Đa Cẩm thuộc Giao Châu, phủ An Nam. Thời Lý-Trần thuộc phủ Hồng Lộ. Năm Quang Thuận thứ 7 (1466) huyện Cẩm Giàng thuộc thừa tuyên Nam Sách. Niên hiệu Quang Thuận 10 (1469) huyện Cẩm Giàng thuộc phủ Thượng Hồng, Thừa tuyên Hải Dương. Niên hiệu Hồng Đức 21 (1490) huyện Cẩm Giàng, phủ Thượng Hồng thuộc xứ Hải Dương.

          Đời vua Lê Tương Dực, niên hiệu Hồng Thuận (1509-1516) đổi xứ thành trấn, huyện Cẩm Giàng, phủ Thượng Hồng thuộc trấn Hải Dương.

          Năm Minh Mạng thứ 3 (1822) phủ Thượng Hồng đổi thành phủ Bình Giang, huyện Cẩm Giàng thuộc phủ Bình Giang, trấn Hải Dương. Năm Minh Mạng 12 (1831) đổi trấn thành tỉnh, huyện Cẩm Giàng, phủ Bình Giang thuộc tỉnh Hải Dương. Năm 1898 sau khi hoàn thành công cuộc xâm lược nước ta, thực dân Pháp bỏ cấp phủ, tri phủ đóng ở huyện nào trực tiếp cai quản huyện ấy, lúc này huyện Cẩm Giàng thuộc tỉnh Hải Dương.

          Nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh lỵ Hải Dương, phía Bắc huyện giáp tỉnh Bắc Ninh, phía Tây giáp tỉnh Hưng Yên, phía Nam giáp huyện Bình Giang và phía Đông giáp huyện Nam Sách và thành phố Hải Dương.

          Cẩm Giàng hiện còn lưu giữ được nhiều loại hình di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đặc sắc thể hiện ở lễ hội truyền thống, phong tục tập quán, nghề cổ truyền... Toàn tỉnh có 04 di tích Quốc gia đặc biệt thì huyện Cẩm Giàng có 02 di tích (chiếm 50%) đó là: Cụm di tích đền Xưa, chùa Giám, đền Bia phụng thờ Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh và Văn Miếu Mao Điền - nơi tôn vinh đạo học tỉnh Đông. Những di sản này là nền tảng tinh thần giúp họ thêm lạc quan, yêu cuộc sống và có sức mạnh bền bỉ để vượt qua mọi khó khăn, vươn lên làm giầu, góp phần xây dựng quê hương tươi đẹp.

         Hiện nay, huyện Cẩm Giàng có diện tích 110,11 km2, dân số 137.016 người, trong đó, người trong độ tuổi lao động chiếm 63,4%. Huyện có 19 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 17 xã và 2 thị trấn); Đảng bộ huyện có 44 tổ chức cơ sở Đảng trực thuộc Huyện uỷ, với 5.977 đảng viên. Huyện có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp, với diện tích đất nông nghiệp trên 6.400 ha, trong đó có diện tích sản xuất chuyên canh cây cà rốt lớn nhất miền Bắc (700 ha trồng cây cà rốt/năm); hệ thống giao thông thuận tiện cả về đường bộ và đường thủy. Trên địa bàn huyện có 5 khu công nghiệp và 2 cụm công nghiệp đang hoạt động khá hiệu quả, thu hút hơn 21.000 lao động địa phương và trên 35.500 lao động từ các địa phương khác đến làm việc. Cẩm Giàng là vùng đất có truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời, nhân dân có truyền thống yêu nước, anh hùng trong chiến đấu, được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho Huyện và 7 xã trong huyện.

         Trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ chính trị, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Cẩm Giàng đã đoàn kết, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, nỗ lực phấn đấu vươn lên để đạt kết quả toàn diện, trong đó nổi bật là, được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất năm 2018, cờ thi đua của UBND tỉnh tặng đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2015. Ngày 19/11/2018, sau 8 năm phấn đấu huyện Cẩm Giàng đã được Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định 1595/QĐ-TTg công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới.

II. CÁC DI TÍCH XẾP HẠNG QUỐC GIA ĐẶC BIỆT

1. Lịch sử hình thành và phát triển

1.1. Văn miếu Mao Điền - Trường học, trường thi xứ Đông xưa

         Lịch sử khoa cử phong kiến Việt Nam được tính từ năm 1075 dưới triều vua Lý Nhân Tông mở khoa thi "Minh Kinh bác học", và khép lại vào năm 1919 dưới triều vua Nguyễn Hoàng Tông. Trải qua gần 9 thế kỷ, cả nước tổ chức được 185 kì thi, tuyển chọn được 2898 vị tiến sĩ nho học thì Hải Dương có 637 vị tiến sĩ  và 12 Trạng nguyên (địa giới hành chính là Trấn) còn địa giới hành chính là tỉnh, thành từ năm 1831 đến nay là 486 vị Tiến sĩ), chiếm 1/6 số tiến sĩ trong cả nước. Huyện Nam Sách có số Tiến sĩ nhiều nhất của Hải Dương cũng là nhiều nhất của cả nước với 125 vị đại khoa. Đặc biệt Hải Dương còn biết đến 1 địa danh nổi tiếng được mệnh danh là "Lò Tiến sĩ xứ Đông" thuộc làng Mộ Trạch, xã Tân Hồng, huyện Bình Giang có tới 39 vị Tiến sĩ. Đây là trường hợp "Độc nhất vô nhị" trong lịch sử khoa cử Hán học Việt Nam. Qua đây ta thấy rằng Hải Dương là tỉnh có số tiến sĩ nhiều nhất cả nước trên cả 3 cấp độ hành chính tỉnh, huyện, làng xã.

          Văn miếu Mao Điền nằm ở phía Đông Bắc của làng Mao (còn gọi làng Mậu Tài) thuộc xã Cẩm Điền, huyện Cẩm Giàng,  và cách trung tâm thành phố Hải Dương 16km về phía Tây, rất thuận lợi về mặt giao thông.

          Văn miếu Mao Điền là nơi kế thừa và nối tiếp Văn miếu trấn Hải Dương xưa, nguyên ở xã Vĩnh Lại, huyện Đường An, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương ( nay thuộc xã Vĩnh Tuy, huyện Bình Giang), có 3 gian chính tẩm, 5 gian Bái đường. Dấu tích về khu Văn miếu xưa vẫn còn trên một khu đất cao 1,5m, so với mặt bằng chung của cánh đồng xung quanh, khu đất hình chữ nhật có chiều dài khoảng 200m, chiều rộng 150m, phía trước có cánh đồng Cửa Miếu (còn gọi là cánh đồng Thánh).

          Năm 1801 Văn miếu di chuyển về sáp nhập với trường thi Hương trấn Hải Dương tạo thành một trung tâm văn hóa lớn tọa lạc trên diện tích đất ngang dọc rộng 36.000m2, với các hạng mục công trình như nhà Bái đường, Hậu cung, Đông vu, Tây vu, Đài nghiên, Tháp bút… Tuy nhiên trải qua thời gian và biến thiên của lịch sử, Văn miếu Mao Điền bị hư hại, xuống cấp nặng nề. Đến thời Nguyễn, Văn miếu trấn Hải Dương được trùng tu, tôn tạo nhiều lần. Năm 1947, các hạng mục công tình của Văn miếu Mao Điền còn khá hoàn chỉnh, hàng năm 2 kỳ Xuân - Thu, quan Tổng đốc từ thị xã Hải Dương (nay là thành phố Hải Dương) về Tế lễ hết sức trang nghiêm. Đến năm 1948 thực dân Pháp chiếm đóng Văn miếu, xây dựng tường hào, lô cốt (hiện nay vẫn còn một số đoạn tường hào, lô cốt) đóng quân lập bốt quận Mao Điền. Đầu năm 1952, bộ đội địa phương và dân quân du kích tiến công quận Mao Điền. Trong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Văn miếu dùng làm nơi chứa lương thực, vật tư của Nhà nước phục vụ kháng chiến. Trong những năm 1977 - 1990 khu di tích bị xuống cấp nặng nề, các công trình như nhà Khải Thánh, Tháp bút, gác Khuê  văn… bị phá bỏ, thảo rỡ, chỉ còn lại 2 tòa Tiền Tế, Hậu cung, nhà Đông vu, chiếc Khánh đá và 3 tấm bia đá.

          Ngày 21 tháng 01 năm 1992 di tích Văn miếu Mao Điền được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia. Năm 1994, 1999 Văn miếu liên tục được đầu tư trùng tu, sửa chữa. Như năm 1999 xây dựng Văn miếu môn, trùng tu Tiền tế, Hậu cung. Những đợt trùng tu liên tiếp đã từng bước trả lại cho Văn miếu Mao Điền diện mạo xưa. Tuy nhiên để Văn miếu Mao Điền thực sự như buổi đầu hưng thịnh thì cần phải có một cuộc đại trùng tu và việc đó được tiến hành vào tháng 6 tháng 2002 và khánh thành vào ngày 20 tháng 4 năm 2004, đem lại cho Văn miếu Mao Điền một diện mạo hoàn toàn mới.  Năm 2002, được sự nhất trí của các cấp, ngành và tiếp thu ý kiến của các nhà khoa học, bài trí thờ tự đã có sự thay đổi nhằm đề cao văn hóa dân tộc. Ngoài việc thờ Khổng Tử như trước còn phối thờ thêm 08 vị Đại khoa người Việt, trong đó đúc tượng đồng 5 Danh nhân là: Đức Khổng Tử, Tư nghiệp Quốc Tử giám Chu Văn An, Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi, Anh hùng dân tộc, Danh nhân Văn hóa thế giới Nguyễn Trãi, Trình Quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm. Các tượng được đặt trong khám gỗ sơn son, thếp vàng lộng lẫy. Đồng thời lập bài vị  04 danh nhân còn lại là: Đại danh y, Thái học sinh Tuệ Tĩnh, Thần toán Việt Nam Vũ Hữu, Nhập nội Hành khiển Phạm Sư Mệnh, Nghi Ái quan Nguyễn Thị Duệ.

       Văn miếu Mao Điền trở thành thiết chế văn hoá, giáo dục, khuyến tài, khuyến học của tỉnh Hải Dương. Tại Văn miếu diễn ra 2 kỳ lễ hội 18 tháng 2 và lễ dâng hương 20 tháng 8 âm lịch hàng năm, đã thu hút hàng vạn lượt khách tham quan học tập. Trong đó có nhiều đoàn cán bộ lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Bộ, Ngành Trung ương, hàng trăm lượt khách nước ngoài. Văn miếu Mao Điền đã để lại nhiều ấn tượng cho du khách về thăm quan, chiêm bái.

 1.2. Đền Xưa – Quê hương Đại Danh y, Thiền sư Tuệ Tĩnh

         Ngôi đền được xây dựng tại Nghĩa Lư trang (tên nôm làng Xưa), quê hương của Đại Danh y Tuệ Tĩnh. Đền Xưa được khởi dựng vào khoảng thế kỷ XVII, đến thời Nguyễn di tích được trùng tu hai lần vào các năm Thành Thái 2 (1890) và Bảo Đại 3 (1929). Đền Xưa được khởi dựng tại trung tâm làng Xưa (thôn Nghĩa Phú ngày nay), bên cạnh đình chợ (đình làng). Khi khởi dựng, di tích có kiến trúc kiểu chữ Nhị (=) gồm 5 gian tiền tế và 3 gian hậu cung, bên trong hậu cung đặt tượng thờ Đại danh y - thiền sư Tuệ Tĩnh chất liệu gỗ. Toàn bộ công trình được làm bằng gỗ tứ thiết, các con rường, đấu, bẩy được chạm khắc lá lật tạo sự thanh thoát, nhẹ nhàng mang đậm dấu ấn kiến trúc nghệ thuật đầu thời Nguyễn (Thế kỷ XIX) và được Nhà nước xếp hạng cấp Quốc gia năm 1990. xếp hạng quốc gia đặc biệt ngày 25/12/2017.

      Từ năm 2006 Bộ Y tế phối hợp với UBND tỉnh Hải Dương đầu tư kinh phí trùng tu, tôn tạo đền Xưa. Đây là đợt trùng tu lớn được tiến hành trong 2 giai đoạn: Giai đoạn I từ năm 2006 đến năm 2008 trùng tu, tôn tạo nhà tiền tế 5 gian, hậu cung 3 gian, nhà khách 5 gian, giếng nước và cầu đá vào đền; giai đoạn II từ năm 2009 đến năm 2011 gồm các hạng mục: sân, vườn thuốc, cổng tứ trụ, tường bao xung quanh di tích.

       Toàn bộ công trình tòa tiền tế được làm bằng chất liệu gỗ lim vững chắn, hệ thống cột cái, cột quân có đường kính từ 20 cm - 40 cm, được đặt trên chân  tảng đá hình tròn, nền lát gạch vuông truyền thống. Hệ thống cửa gồm 5 bộ, được làm theo lối “thượng song hạ bản” để trơn, không trang trí, tạo sự chắc chắn trong việc bảo vệ đồ thờ và không gian tâm linh di tích. Gian trung tâm tòa tiền tế có đặt nhang án, ngai và tượng thờ Đại danh y Tuệ Tĩnh

      Đền Xưa được xây dựng để phụng thờ Đại danh y Tuệ Tĩnh. Đây chính là quê hương, nơi ông sinh ra và cất tiếng khóc chào đời.  Di tích còn phối thờ Tiến sĩ Nguyễn Danh Nho – Một công thần triều Lê, có công với dân với nước và cũng là người con của quê hương Nghĩa Lư trang xưa và Nghĩa Phú ngày nay.

      Lễ hội diễn ra ngày 14 và 15 tháng 2 âm lịch hằng năm với nhiều nghi thức tế lễ và tro chơi dân gian vẫn được bảo tồn gìn giữ.

1.3. Chùa Giám (Nghiêm Quang tự)

      Chùa Giám (có tên chữ là Nghiêm Quang tự), nằm trên nền đất trống phía Đông huyện Cẩm Giàng bên hữu ngạn sông Thái Bình.

         Tương truyền, chùa Giám được khởi dựng vào thời Lý, cuối thế kỷ XVII, đầu thế kỷ XVIII được xây dựng lại với quy mô lớn theo kiểu “Nội công ngoại quốc”, các công trình được bố trí theo một trục dọc gồm tam quan, sân, tiếp đến là 7 gian tiền đường nối với tam bảo bằng một gian ống muống (thiêu hương), tiếp đến là nhà Phẩm (nơi có tòa Cửu phẩm Liên hoa) và sau cùng là 7 gian nhà Tổ cùng 2 dãy hành lang tạo không gian thờ tự được khép kín, thâm nghiêm.

        Do thời gian và sự tàn phá của chiến tranh, một số hạng mục công trình bị xuống cấp, song được sự quan tâm của các cấp, ngành Trung ương, tỉnh, huyện và cán bộ, nhân dân trong xã, di tích tiếp tục được trùng tu, phục dựng để lưu giữ được đầy đủ các hạng mục công trình như: Tam quan, tiền đường, tam bảo, nhà phẩm, nhà tổ, hành lang, cùng hệ thống sân, vườn tháp, tường bao và một số hạng mục công trình phụ trợ khác. Với những giá trị to lớn đó, di tích được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận quốc gia năm 1974, đây là một trong những di tích được xếp hạng sớm nhất trên địa bàn huyện Cẩm Giàng. Năm 2015, tòa Cửu phẩm Liên hoa được công nhận là Bảo vật quốc gia. Di tích xếp hạng quốc gia đặc biệt ngày 25/12/2017.

       Ngoài thờ Phật, chùa Giám còn là nơi phụng thờ, tri ân, tưởng niệm Đại danh y Thiền sư Tuệ Tĩnh, vị Thánh tổ thuốc Nam thời Trần với câu nói nổi tiếng: “Thuốc Nam trị người Nam Việt”. Người đã từng tu hành, rèn luyện, tu dưỡng và nghiên cứu làm thuốc chữa bệnh cho nhân dân tại đây. Lễ hội chùa Giám ngày nay được diễn ra trong 3 ngày (từ ngày 14 - 16 tháng 2 âm lịch).

       Không chỉ là một Đại Danh lam cổ tích, chùa, nghè Giám hiện còn lưu giữ được một khối lượng di vật, cổ vật có giá trị. Bên cạnh đó tòa Cửu phẩm Liên hoa là 1 trong 6 bảo vật quốc gia trên địa bàn tỉnh có giá trị đặc biệt về kiến trục nghệ thuật đang được lưu giữ ở nước ta hiện nay. Tòa Cửu phẩm Liên hoa không chỉ có ý nghĩa quảng bá tinh thần bác ái của Phật giáo mà còn thể hiện sự phát triển của dòng Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.

      02 chuông đồng lớn đúc vào các năm Cảnh Hưng năm thứ 23 (1762) và Thiệu Trị năm thứ 8 (1848).

      16 Bia đá có niên đại từ thế kỉ XVII – XIX ghi chép về việc xây dựng, trùng tu, tôn tạo, đúc và tạo tượng Phật chùa Giám. Đây không chỉ là những văn bản quý để nghiên cứu lịch hình thành phát triển di tích mà còn chứng tỏ sự quan tâm của nhân dân,  của chính quyền Triều Lê - Nguyễn đối với danh lam cổ tích Nghiêm Quang.

1.4. Đền Bia

        Đền Bia nằm trên cánh đồng phía Tây của thôn Văn Thai, xã Cẩm Văn giáp làng Nghĩa Phú, xã Cẩm Vũ- Quê hương của Đại danh y Tuệ Tĩnh. Đền được xây dựng để phụng thờ, tưởng nhớ, tri ân Đại danh y Tuệ Tĩnh và tấm Bia đá thời Lê là di vật kỷ niệm của Ông nên có tên là đền Bia. Về tấm Bia đá thời Lê được thờ tại hậu cung đền cũng như lịch sử tên gọi của di tích, được nhân dân địa phương và các cụ cao niên của cả hai làng Nghĩa Phú, xã Cẩm Vũ và Văn Thai, xã Cẩm Văn cho biết: Tấm Bia đá hiện đang lưu giữ tại tại đền Bia là do Tiến sĩ Nguyễn Danh Nho (1638 -1699), người cùng làng với Đại danh y Tuệ Tĩnh, khi đi sứ sang Trung Quốc bàn việc hoạch định địa giới, trên đường đi, ông đã tìm thấy mộ cụ Tuệ Tĩnh ở bên sông Trường Giang. Tấm bia trên mộ in rõ dòng chữ “Đời sau có ai sang đây thì nhớ cho hài cốt tôi về với”, nên Tiến sĩ Nguyễn Danh Nho không thể đưa hài cốt cụ Tuệ Tĩnh về, ông bèn cho người lấy tờ giấy bản ốp vào tấm bia in lại dòng chữ đó và gửi về nước để mọi người biết nguyện vọng của cụ. Khi về nước Tiến sĩ Nguyễn Danh Nho cho làm một tấm bia đá và khắc lại dòng chữ đó lên bia, sau đó cho chuyển về quê. Khi vận chuyển bằng đường thủy (lúc đó cả vùng bị ngập nước) đến địa phận làng Văn Thai (Cẩm Giàng), thuyền bị lật, tấm bia rơi xuống không lấy lên được. Ít lâu sau nước cạn nhân dân tìm được bia, thấy roi đất ở đây có hình con dao cầu (dao thái thuốc) nên đã dựng miếu nhỏ để thờ bia. Đến năm 1936, nhân dân dựng lên một ngôi đền mới như kiến trúc hiện còn. Từ ngày dựng miếu thờ bia, người khắp nơi kéo về lấy thuốc, hái lá, xin nước đền Bia ngày một đông.

      Đền Bia nguyên được khởi dựng từ thời Lê, tôn tạo lại vào năm 1936 theo kiểu tiền nhất hậu chữ đinh (J), mặt tiền quay về hướng Bắc. Khu vực đền Bia trước kia có vườn thuốc Nam rộng lớn, phong phú với các loại dược liệu. Năm 1993, tòa tiền tế được trùng tu phỏng theo phong cách kiến trúc thời Nguyễn khá đẹp, gồm 5 gian bằng gỗ, rộng 120 m2. Trung từ và hậu cung tuy nhỏ nhưng còn chắc chắn và khá đồng bộ. Đến năm 1995 - 1996, nhân dân địa phương đã cho xây dựng tam quan và nhà bia. Năm 2005, được sự quan tâm của Bộ Y tế cùng với các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương tỉnh Hải Dương, di tích đền Bia được đầu tư trùng tu, tôn tạo và nâng cấp nhiều hạng mục như: Khu thờ tự, nhà khách, nhà sắp lễ (nhà Đông vu, Tây vu), khu nhà Y xá, khu vườn thuốc, sân bãi, đường vào di tích, đường dạo, sân vườn, nghi môn, hồ nước… mang đến cho di tích một không gian văn hóa tâm linh, giá trị nhân văn mới.

        Tọa lạc trên một diện tích 4 ha, hiện đền Bia được phân làm 3 khu vực với đầy đủ các hạng mục công trình chính và phụ trợ đăng đối, liên hoàn.

        Đền Bia được dựng nên để tôn thờ Đại danh y Thiền sư Tuệ Tĩnh - Người đặt nền móng, có công lớn đối với nền y - dược nước nhà và tấm Bia đá ghi lời di nguyện của Đại danh y. Năm 2005, sau đợt trùng tu lớn, đã đưa ngai và bài vị tiến sĩ Nguyễn Danh Nho thờ tại tòa Tiền tế với ý nghĩa tri ân, tưởng nhớ tới người có công cho khắc bia đá, cũng là lời di nguyện của Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh đem về quê hương.

        Ngày 25 tháng 12 năm 2017 cụm di tích đền Xưa, chùa Giám, đền Bia được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng là di tích Quốc gia đặc biệt.

2. Định hướng phát triển, tuyên truyền phát huy giá trị Di tích Quốc gia hạng đặc biệt Văn miếu Mao Điền và Cụm di tích đền Xưa, chùa Giám, đền Bia

2.1. Văn miếu Mao Điền là nơi Tôn vinh đạo học xứ Đông có giá trị như:

      - Là tỉnh có số tiến sĩ, trạng nguyên đứng đầu cả nước về số người đỗ đạt trong 185 khoa thi từ 1075 - 1919 (tổng số có 637 đỗ đạt/2898 tiến sĩ nho học cả nước, 12 trạng nguyên/46 trạng nguyên cả nước).

       - Văn miếu Mao Điền đứng thứ 2 sau Văn miếu Quốc tử giám Hà Nội về tính chất lịch sử (ra đời thời Lê sơ sau 400 so với Văn miếu Hà Nội) và quy mô kiến trúc.

      - Bên cạnh Văn miếu Mao Điền là trường thi Hương trấn Hải Dương được thành lập. Nơi đây đã đào tạo hàng nghìn cử nhân, tiến sĩ cho cả nước. Tại trường thi này Triều Mạc tổ chức 4 kỳ thi tiến sĩ vào các năm 1529, 1532, 1535, 1538. Trong đó Năm Đại Chính Ất Mùi thứ 6 (1535) Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm dự thi Hội tại nơi đây.

      - Hiện nay Văn miếu là địa chỉ “khuyến học, khuyến tài” giáo dục cho mọi thế hệ học sinh tỉnh Hải Dương và học sinh cả nước về phát huy tinh thần “ tôn sư trọng đạo”  và hiếu học của người tỉnh Đông.

2.2. Cụm di tích đền Xưa, chùa Giám, đền Bia có giá trị như:

       - Cụm di tích đền Xưa, chùa Giám, đền Bia đều có gắn bó sâu sắc với Đại danh y–Thiền sư Tuệ Tĩnh.

        + Đền Xưa: Hiện tại di tích còn lưu giữ được một số hiện vật và tư liệu có giá trị như: Bệ đá ( TK XVII), tảng chân cột, chuông đồng đúc năm Tự Đức thứ 8 (1855), sắc phong cho Tuệ Tĩnh vào các thời vua: Thiệu Trị năm thứ 6 (1846), Tự Đức năm thứ 3 (1850), Duy Tân năm thứ 3 (1909), Khải Định năm thứ 9 (1924) và Bảo Đại năm thứ 15 (1940).

       - Đền Xưa có khuôn viên rộng 3ha với các hạng mục công trình: Tam quan, hồ sen, nhà bia, bái đường, cung đền, đông vu và tây vu… đặc biệt có khu Y xá và vườn thuốc Nam là nơi trồng những cây thuốc quý, chế biến, khám bệnh, cắt thuốc cho dân.

       + Chùa Giám: Được xây dựng từ khá sớm (tương truyền chùa có từ thời Lý). Kiến trúc “ Nội công ngoại quốc” là một chùa lớn có thể đó là “Quốc tự”

       - Kiến trúc hậu Lê (thế kỷ XVII) còn khá nguyên vẹn và hoàn chỉnh. Chùa có tòa Cửu phẩm liên hoa là một trong ba công trình độc đáo còn lại của Việt Nam. Ngày 15 tháng 12 năm 2015 Tòa Cửu Phẩm liên hoa được Chính Phủ xếp hạng là Bảo vật Quốc gia.

       - Chùa Giám được bài trí thờ tự "tiền Phật, hậu Thánh". Chùa là nơi Đại danh y Tuệ Tĩnh xuất gia đi tu và sau khi đỗ Hoàng Giáp ông khước từ quan, quay trở về tu hành tại chùa Giám và hưng công vận động các tăng ni phật tử xây dựng 23 ngôi chùa và biến các nơi ngôi chùa thành nơi y xá chữa bệnh cho nhân dân với phương châm " Nam Dược Trị Nam Nhân" (Thuốc Nam chữa bệnh cho người Nam).

       - Đền Bia: Là nơi thờ tưởng niệm Đại danh y – Thiền sư Tuệ Tĩnh, vị Thánh thuốc Nam.

       - Năm 1690 Tiến sĩ Nguyễn Danh Nho người cùng làng được cử đi sứ sang Trung Quốc, cụ đã tìm viếng mộ cụ Tuệ Tĩnh và chép văn bia đem về quê.Bia đem về để ở khu đất giáp địa phận Nghĩa Phú và Văn Thai. Hiện nay nhân dân đã dựng thành đền Bia. Tại nơi đây từng diễn ra 2 lần “ Hội Thánh” vào các năm 1846  và 1936.

         - Năm 2003  đền Bia đã được Bộ Y tế và UBND tỉnh Hải Dương trùng tu lớn diện tích được mở rộng lên gần 4 ha, gồm khu thờ tự và khu y xá. Khu thờ tự gồm 5 công trình: Tam quan, Thuỷ đình, các nhà Tả vu, Hữu vu, Tiền tế và Hậu cung.

2.3. Định hướng phát triển

       Sau khi di tích được Chính phủ xếp hạng là di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt để phát huy giá trị đặc biệt di tích trong thời gian tới huyện có nội dung như sau:

1. Hoàn thiện quy hoạch tổng thể di tích, từ đó tu bổ, tôn tạo các di tích được đúng trọng tâm và không phá vỡ tổng thể cảnh quan, kiến trúc hiện có tại di tích.

2. Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức chương trình Khảo sát, tuyên truyền quảng bá xúc tiến du lịch tại các di tích quốc gia đặc biệt Văn miếu Mao Điền, đền Xưa - chùa Giám - đền Bia. Thông qua chương trình này các công ty du lịch, lữ hành xây dựng tuor, tuyến, điểm các di tích trên địa bàn huyện và trong và ngoài tỉnh  như:

- Tua du lịch Văn miếu Mao Điền - Đền thờ Nhà giáo Chu Văn An - Đền thờ nữ tiến sĩ Nguyễn Thị Duệ. Hay như tuyến tua du lịch Văn miếu Mao Điền - Làng nghề chạm khắc gỗ Đông Giao - Chùa Giám - Đền Xưa - Đền Bia.

- Xây dựng tua du lịch tâm linh gắn chữa bệnh bằng các bài thuốc gia truyền tại đền Bia: như vừa kết hợp du lịch tâm linh với chữa bệnh bằng thảo dược.

- Huyện đang phối hợp Viện cứu phát triển dược liệu Việt Nam quy hoạch trồng cây thảo dược Đền Bia gồm cây cỏ ngọt, nghệ đỏ trồng nhà kính dự kiến 2ha. Nếu dự án sớm triển khai thì du khách vừa thăm quan di tích và thăm quan các thảo dược trồng trong nhà kính vừa chữa bệnh trực tiếp bằng các loại thảo dược đó.

      Qua các nội dung tuyên truyền, chắc chắn các em học sinh – những mầm non tương lai của huyện Cẩm Giàng rất tự hào về truyền thống lịch sử hào hùng của quê hương và càng thêm tự hào hơn khi đang sống trong môi trường phát triển như ngày hôm nay.  Đó cũng là động lực thôi thúc các em phấn đấu học tập thật tốt để xứng đáng với truyền thống quê hương đất nước, để sau này lớn khôn có thể đem sức mình góp phần xây dựng quê hương ngày thêm giàu đẹp.


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Căn cứ kế hoạch hoạch hoạt động y tế trường học năm học 2023-2024. Ngày 28 và 29/03/2024 trường Tiểu học Cẩm Phúc phối hợp cùng Trung tâm Y tế dự phòng huyện Cẩm Giàng tổ chức khám sức k ... Cập nhật lúc : 8 giờ 11 phút - Ngày 2 tháng 4 năm 2024
Xem chi tiết
7 tuần thi đua cao điểm của Thiếu nhi Việt Nam 🌸 Nằm trong chuỗi các hoạt động Tháng Thanh niên, kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024), 70 năm chi ... Cập nhật lúc : 10 giờ 14 phút - Ngày 20 tháng 3 năm 2024
Xem chi tiết
Hiến máu cứu người, là nghĩa cử cao đẹp thể hiện truyền thống tương thân tương ái, lòng thương yêu đồng loại. Những giọt máu chúng ta cho đi đồng nghĩa với chúng ta đã trao niềm hi vọng được ... Cập nhật lúc : 9 giờ 3 phút - Ngày 5 tháng 3 năm 2024
Xem chi tiết
Sáng 19/2/2024, tại Trường Tiểu học Cẩm Phúc tổ chức Lễ phát động Tết trồng cây, xây dựng trường học xanh, sạch đẹp, thân thiện, tích cực. "Tết trồng cây" được phát đông tới toàn thể cán bộ ... Cập nhật lúc : 7 giờ 35 phút - Ngày 26 tháng 3 năm 2024
Xem chi tiết
Tuần lễ Áo dài diễn ra từ ngày 01/03/2024 - 08/03/2024 là một hoạt động quan trọng nhằm tôn vinh vẻ đẹp và di sản văn hóa của áo dài Việt Nam. Áo dài không chỉ là một trang phục truyền thống ... Cập nhật lúc : 8 giờ 30 phút - Ngày 5 tháng 3 năm 2024
Xem chi tiết
Thực hiện sự chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương về việc tập huấn trực tuyến bồi dưỡng giáo viên sử dụng SGK lớp 5 năm học 2024-2025, nhận được sự chỉ đạo của phòng Giáo dục và Đào ... Cập nhật lúc : 15 giờ 58 phút - Ngày 12 tháng 3 năm 2024
Xem chi tiết
Ngày Quốc tế Phụ nữ mùng 8 tháng 3 ra đời từ phong trào đấu tranh của công nhân nữ ở Mỹ nhằm đòi quyền sống. Vào khoảng cuối thế kỉ 19 là thời kì chủ nghĩa tư bản thịnh vượng đặc biệt là ở M ... Cập nhật lúc : 7 giờ 53 phút - Ngày 4 tháng 3 năm 2024
Xem chi tiết
Sáng 26/02/2024, liên đội trường Tiểu học Cẩm Phúc tổ chức sinh hoạt dưới cờ với chủ đề “Thanh niên Cẩm Giàng xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng”, khởi động Tháng thanh niên và hư ... Cập nhật lúc : 7 giờ 43 phút - Ngày 28 tháng 2 năm 2024
Xem chi tiết
Tết Nguyên Đán là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống của Việt Nam, là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới, giữa một chu kỳ vận hành của đất trời, vạn vật cỏ cây. Tết Nguyên Đán ... Cập nhật lúc : 15 giờ 39 phút - Ngày 20 tháng 2 năm 2024
Xem chi tiết
Nhà văn Tô Hoài là một cây bút văn xuôi tiêu biểu của nền văn học Việt Nam hiện đại. Ông là tác giả của hàng trăm cuốn sách. Trong đó nổi tiếng nhất là tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu ký” viết ch ... Cập nhật lúc : 7 giờ 48 phút - Ngày 29 tháng 1 năm 2024
Xem chi tiết
1234567891011121314151617181920...
DANH MỤC
ĐỀ THI, CHUYÊN ĐỀ
VĂN BẢN CỦA NHÀ TRƯỜNG
V/v triển khai cài đặt, khai thác, sử dụng ứng dụng Smart- HaiDuong
Kế hoạch Tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024
V/v tổ chức lựa chọn sách giáo khoa lớp 5 và lớp 9
V/v góp ý dự thảo Thông tư quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập
Kế hoạch tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954- 07/5/2024)
BỘ GDĐT TRIỂN KHAI THÍ ĐIỂM HỌC BẠ SỐ CẤP TIỂU HỌC
V/v tham gia Cuộc thi "Vẽ tranh của thiếu niên, nhi đồng về Chiến thắng Điện Biên Phủ và hình ảnh Điện Biên Phủ hôm nay"
V/v tổ chức thi Olympic tiếng Anh trên Internet (IOE) dành cho học sinh TH, THCS cấp tỉnh năm học 2023-2024
V/v tổ chức Sân chơi "Ý tưởng trẻ thơ" dành cho học sinh Tiểu học
V/v Phối hợp, phổ biến triển khai Cuộc thi vẽ tranh Quốc tế Toyota Chủ đề "Chiếc ô tô mơ ước" năm học 2023-2024
Kế hoạch về thời gian năm học 2023-2024 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh Hải Dương
Thông báo V/v Danh mục sách giáo khoa lớp 4, năm học 2023-2024
CV về việc phối hợp phát động cuộc thi "Em vẽ trường học hạnh phúc"
Kế hoạch triển khai phần mềm quản lý khoản thu và thanh toán không dùng tiền mặt trong trường học, sơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Hải Dương
CV số 445 về việc hướng dẫn Tổ chức hoạt động giáo dục STEM trong giáo dục Tiểu học
12345